Bệnh giang mai có di truyền không?

Lượt xem: 8481
Đánh giá: 
Bệnh giang mai có di truyền không?
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  117 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Bệnh giang mai có di truyền không là quan tâm của nhiều người. Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Hỏi

Chú em bị mắc bệnh giang mai do quan hệ nhiều lần với gái mại dâm. Tuy đã điều trị bệnh giang mai nhưng thi thoảng bệnh vẫn hay tái phát. Điều đáng buồn hơn là vợ của chú em cũng bị lây bệnh từ chú do không biết chú mắc bệnh, cô đang có bầu được 6 tháng. Hiện tại, gia đình em đang rất lo lắng, không biết bệnh giang mai có di truyền không? Em bé sau khi sinh liệu có bị ảnh hưởng gì không? Rất mong các bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh giải đáp thắc mắc này giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!

M.T (Hà Nội)

Trả lời

Bạn T thân mến! Trước tiên, xin cảm ơn bạn đã quan tâm gửi câu hỏi về cho phòng khám. Những thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia của phòng khám giải đáp như sau:

Bệnh giang mai có di truyền không?

Bệnh giang mai không có tính di truyền nhưng có tính lây truyền

Theo các nghiên cứu thì cho đến hiện tại vẫn chưa tìm được gen giang mai. Chính vì thế có thể khẳng định “Bệnh giang mai không có sự di truyền từ đời này sang đời khác như nhiều người vẫn thường suy nghĩ.

Bài viết có thể bạn quan tâm
Bệnh lậu giang mai là bệnh như thế nào?

Tuy nhiên, bệnh giang mai có sự lây truyền, nếu như trong giai đoạn mang thai mà người mẹ mắc bệnh giang mai mà không được điều trị hoặc điều trị không tích cực thì sẽ gây lây nhiễm sang cho thai nhi”.

Sự lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang con như thế nào?

Các xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập đến bào thai thông qua đường máu. Bắt đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ, các xoắn khuẩn giang mai bắt đầu có sự hoạt động mạnh và bắt đầu xâm nhập vào bào thai nếu như người mẹ không có động thái điều trị bệnh hoặc điều trị nhưng không tích cực hoặc không triệt để. Như vậy, đứa trẻ đã bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh khi còn là một bào thai do lây truyền từ mẹ chứ không phải do di truyền.

Sự xâm nhập của các xoắn khuẩn giang mai tới bào thai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Sảy thai: Xảy ra vào giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Xoắn khuẩn giang mai đi vào nhau thai gây viếm động mạch, dẫn đến tắc động mạch, nhau thai bị hoại tử dẫn đến thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng sảy thai

Sinh non: Xảy ra trong giai đoạn từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể thai nhi, cơ quan nội tạng bị tổn thương dẫn đến tình trạng sinh non.

Thai chết lưu: Thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi có thể chết lưu 1,2 tháng trước đó hoặc chết lưu trong lúc sinh

Cách nhận biết trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh

Một số trường hợp trẻ có biểu hiện của bệnh giang mai ngay khi mới chào đời nhưng phần lớn là 2 tuần hoặc 3 tháng sau mới phát ra những biểu hiện rõ rệt.

Triệu chứng của bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh đặc trưng với những biểu hiện như sau: Đau ngoài ra, sốt, mệt mỏi, khóc khàn giọng. Khi thấy các bé có biểu hiện sưng gan, lá lách, vàng da, thiếu máu và một loạt các biểu hiện khác. Việc chăm sóc trẻ mắc bệnh giang mai cần hết sức chú ý vì có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng nề hơn.

Có một số ít trường hợp trẻ không phát bệnh giang mai lúc nhỏ, đến tuổi vị thành niên mới xuất hiện những triệu chứng của bệnh giang mai. Lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn và có thể ảnh hưởng tới xương khớp, tim gan, mắt, não... rất nguy hiếm

Bạn T thân mến! Cô của bạn đã bị lây nhiễm bệnh xã hội mà cụ thể là bệnh giang mai từ chú của bạn, cô bạn lại đang mang bầu 6 tháng. Điều này rất nguy hiểm, cô của bạn cần được thăm khám, làm các xét nghiệm cụ thể và được tư vấn điều trị bệnh giang mai từ các bác sĩ chuyên khoa, nhiều kinh nghiệm. Trong giai đoạn mang thai này, có thể các xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào bào thai nên việc điều trị cần rất cẩn thận nhằm khắc phục những biến chứng của bệnh giang mai tới thai nhi, đồng thời giữ cho thai nhi ổn định được tới mốc thời gian dự sinh.

Bên cạnh đó, cần điều trị tích cực cho chú của bạn đã khống chế hoàn toàn sự phát triển của các xoắn khuẩn giang mai, tránh lây nhiễm ngược. Bệnh giang mai không có sự di truyền nên lúc này sự động viên và quan tâm của người thân, bạn bè là rất cần thiết giúp cô chú bạn yên tâm điều trị và có tinh thần tốt để chuẩn bị cho sự chào đời của em bé.

Mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại hoặc click vào box chat để được các chuyên gia của phòng khám tư vấn miễn phí.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?