Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Lượt xem: 16650
Đánh giá: 
Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?
Điểm trung bình:  7.1 /  10 (  131 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không là băn khoăn của rất nhiều người vì lo nghĩ rằng các xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể của bạn thông qua con đường ăn uống.

Hỏi

Em đang là sinh viên năm , hiện tại em ở cùng với vợ chồng chị gái em để tiết kiệm được chi phí sinh hoạt và cũng là vì sinh viên năm nên em còn nhiều bỡ ngỡ. Anh rể em là người làm ăn lớn và có nhiều mối quan hệ rộng, lại có tính “đa tình”. Đợt vừa rồi, trong đợt khám sức khỏe định kỳ của cả gia đình, anh rể em phát hiện dương tính với bệnh giang mai. Điều này khiến chị dâu em rất lo lắng và buồn. Còn em nghe bạn bè nói bệnh giang mai có thể lây qua đường ăn uống nên rất băn khoăn vì hiện giờ em vẫn đang ăn uống cùng gia đình anh chị mình. Mong bác sĩ của phòng khám Hưng Thịnh tư vấn giúp em “Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?”. Em xin chân thành cảm ơn!

L.N (Quảng Ninh)

Trả lời

Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Chào bạn N!

Bệnh giang maibệnh xã hội khá nguy hiểm mà rất nhiều người hiện nay đang mắc phải. Nói về mức độ nguy hiểm thì bệnh giang mai có tính chất nguy hiểm chỉ đứng sau căn bệnh thế kỷ HIV. Tuy nhiên, bệnh HIV cho đến hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị thì bệnh giang mai vẫn có biện pháp điều trị và cho hiệu quả điều trị khá khả quan nếu bạn phát hiện bệnh sớm.

Bệnh giang mai có thể lây truyền qua con đường ăn uống không?

Có nhiều “ngộ nhận” về bệnh giang mai, dẫn đến những suy nghĩ không đúng về bệnh giang mai. Điển hình trong số những suy nghĩ này đó là: "bệnh giang mai lây như thế nào?","bệnh giang mai có thể lây qua đường ăn uống không?", "nói chuyện với người mắc bệnh giang mai có bị nhiễm giang mai không?",... Để giải tỏa những lo lắng của bạn đọc về con đường lây nhiễm bệnh giang mai, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Bệnh giang mai không lây truyền qua đường ăn uống

Chính những thắc mắc về bệnh giang mai lây truyền qua đường ăn uống không, đã vô tình tạo nên khoảng cách và sự kỳ thị với những bệnh nhân bị bệnh giang mai, khiến họ càng “thu mình” lại và ngại đi điều trị bệnh.

Bạn nên nhớ rằng, bệnh giang mai chỉ lây truyền khi có sự tiếp xúc của xoắn khuẩn giang mai đến những vết trầy xước trên da, vết trầy xước ở niêm mạc cơ quan sinh dục, hậu môn... khi bạn có quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền qua đường máu, truyền từ mẹ sang con.

Như vậy, chuyên gia của phòng khám xin khẳng định lại với bạn một lần nữa “Bệnh giang mai không lây truyền qua đường ăn uống” nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên bạn nên cẩn thận và hết sức lưu ý khi sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với anh chị mình vì rất có thể dịch mủ chứa xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại trên quần áo, khăn tắm, khăn mặt, bồn cầu... và tác động vào cơ thể bạn thông qua những vị trí trầy xước trên da. Từ đó có thể khiến bạn dễ dàng bị lây nhiễm bệnh giang mai.

Bệnh giang mai lây qua đường nào, nếu bệnh giang mai không lây qua đường ăn uống?

Các chuyên gia chia sẻ cụ thể những con đường dẫn đến lây nhiễm bệnh giang mai như sau:

Lây truyền qua đường tình dục

Đây là con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh giang mai cũng như các bệnh xã hội khác. Tất cả những trường hợp quan hệ tình dục không an toàn bằng đường sinh dục, hậu môn, đường miệng... đều có nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm bệnh giang mai.

Lây truyền qua đường máu

Nếu bệnh nhân không biết mình mắc bệnh lậu giang mai mà vẫn đi hiến máu, truyền máu cho người khác.. thì sẽ dẫn đến lây nhiễm bệnh giang mai sang cho người khác. Kể cả những dụng dụ y tế dính máu của bệnh nhân mắc bệnh giang mai nếu không được tiệt trùng cẩn thận cũng sẽ gây lây nhiễm bệnh sang cho người sử dụng tiếp theo...

Lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ trong quá trình mang thai bị mắc bệnh giang mai nhưng không phát hiện ra hoặc phát hiện ra nhưng không điều trị bệnh kịp thời thì sẽ có nguy cơ gây lây nhiễm sang cho bào thai, dẫn đến khả năng sảy thai, sinh non, thai chết lưu... Đứa bé khi chào đời qua đường âm đạo của người mẹ mắc bệnh giang mai cũng sẽ rất dễ bị bệnh giang mai bẩm sinh do bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ người mẹ. Có thể bạn nên xem thêm về: Bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không

Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp

Nếu đó chỉ là những tiếp xúc bình thường như nói chuyện, ăn uống cùng nhau... thì hoàn toàn không gây lây nhiễm bệnh giang mai. Vì vậy bạn hãy yên tâm là bệnh giang mai không lây qua đường ăn uống. Tuy nhiên, khi cơ thể bạn có vết tổn thương, vị trí tổn thương đó lại tiếp xúc với các xoắn khuẩn giang mai thì chắc chắn bạn sẽ bị lây nhiễm bệnh nên bạn cần hết sức chú ý.

Bạn N thân mến! Bạn đang rất lo lắng, bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không? Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn giảm bớt đi phần nào và từ đó có thêm kiến thức phòng tránh lây nhiễm bệnh giang mai. Điều quan trọng bây giờ là bạn không nên có thái độ kỳ thị hoặc xa lánh với anh chị mình trong thời điểm này, bạn cần tạo sự quan tâm thân thiện nhưng vẫn khéo léo giữ khoảng cách an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, đồng thời giúp anh chị điều trị dứt điểm căn bệnh tế nhị này.

Mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại hoặc click vào box chat để được các chuyên gia của phòng khám tư vấn miễn phí.

Chúc bạn luôn vui và khỏe mạnh!

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?