- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh Lậu /
- Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không?
Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không?
-
Cập nhật lần cuối: 05-12-2017 10:24:08
-
Không phải ai cũng trang bị đầy đủ kiến thức cho bản thân về bệnh xã hội là gì? để phòng tránh những bệnh xã hội mà cụ thể là bệnh lậu ở nam giới và nữ giới. Vì thế mà ngày càng có nhiều người mắc phải chứng bệnh này và những kiến thức cơ bản như “Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không?” cũng còn có rất nhiều người còn mơ hồ.
Hỏi
Em chào bác sĩ ạ! Em có một lo lắng rất mong sự giải đáp của bác sĩ. Em có ở chung phòng trọ với một người bạn, hai đứa rất thân nhau nên hầu như không bao giờ để ý đến việc sinh hoạt riêng. Bọn em ăn chung, mặc chung đồ... Nói chung rất hay dùng chung của nhau. Đứa bạn em đã có người yêu và cũng đã từng quan hệ với người yêu. Lần vừa rồi trong quá trình đi làm giấy khám sức khỏe để nộp đơn xin việc, bạn em phát hiện bị dương tính với bệnh lậu. Điều này làm em rất lo lắng vì bọn em dùng chung với nhau nhiều thứ quá. Bác sĩ có thể cho em biết bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không? Em vẫn chưa dám đi khám và làm xét nghiệm bệnh vì sợ mình cũng bị lây nhiễm từ bạn. Em mong sớm nhận được sự tư vấn của bác sĩ. (Em gái giấu tên)
Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không?
Trả lời
Chào bạn!
Với thắc mắc của bạn, chuyên gia của phòng khám bệnh Hưng Thịnh xin có một vài chia sẻ như sau:
Bệnh lậu là bệnh chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục do song cầu khuẩn lậu gây ra. Bệnh có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng nên bệnh nhân rất khó để nhận biết được mình mắc bệnh.
Thời gian ủ bệnh của bệnh lậu thường là từ 2 tuần đến 1 tháng. Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới và triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới thường có sự khác nhau.
Thông thường trong giai đoạn bệnh lậu cấp tính thì nam giới thường có biểu hiện rõ nét và rầm rộ, trong khi đó ở nữ giới hầu như không có biểu hiện gì hoặc các dấu hiệu của bệnh lậu rất âm thầm.
Con đường lây nhiễm bệnh lậu
Như đã nói ở trên, bệnh lậu chủ yếu lây truyền qua đường tình dục (95% số người mắc bệnh lậu đều là do lây nhiễm qua quan hệ tình dục, quan hệ không an toàn hoặc quan hệ với quá nhiều người đều có nguy cơ cao mắc bệnh lậu), ngoài ra bệnh lậu còn có thể lây nhiễm qua một số con đường khác như:
Lây qua sự tiếp xúc trực tiếp: Nếu như bạn tiếp xúc trực tiếp với song cầu khuẩn lậu thông qua vết thương hở thì bạn có nguy cơ mắc bệnh lậu rất cao.
Dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân: Nếu bạn dùng chung khăn tắm, khăn mặt, quần lót, bồn cầu vệ sinh... với người khác thì cũng có nguy cơ mắc bệnh lậu (tuy nhiên tỉ lệ này rất thấp)
Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu như người mẹ trong quá trình mang thai mà mắc bệnh lậu thì đứa trẻ sinh ra cũng sẽ bị lây nhiễm bệnh lậu từ mẹ. Lý do là quá trình sinh, em bé đi qua âm đạo của mẹ nên song cầu khuẩn lậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mắt bé. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm kết mạc mắt hoặc nặng hơn là dẫn đến mù lòa.
Lây truyền qua dùng cụ y tế: Nếu như dụng cụ y tế chưa được khử trùng thì sẽ rất dễ dàng lây bệnh sang cho người khác.
Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống hay không?
Qua việc phân tích các con đường có thể dẫn đến lây nhiễm bệnh lậu thì có thể thấy rằng, bệnh lậu không lây qua con đường ăn uống. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên việc bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bạn cùng phòng thì rất có thể bạn cũng bị mắc bệnh lậu.
Lời khuyên tốt cho bạn đó là bạn nên đến cơ sở y tế gần để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết nhằm biết chính xác mình có bị bệnh lậu không. Từ đó, bác sĩ mới có thể tư vấn cho bạn phương pháp điều trị bệnh lậu hợp lý, tránh những biến chứng nặng hơn.
Nếu bị nhiễm bệnh lậu thì bạn cần phải chữa trị ngay, không nên trì hoãn, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn bệnh lậu mãn tính. Hiện nay bệnh lậu mãn tính ở nam giới và nữ giới nói chung vẫn rất khó chữa trị triệt để, lúc này tất cả các phương pháp can thiệp trong chữa trị bệnh lậu chỉ mang tính chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn lậu chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn được.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện những biện pháp phòng tránh bệnh lậu dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình:
Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh lậu.
Bạn nên dừng ngay việc dùng chung đồ dùng cá nhân với bạn cùng phòng.br>
Khám ngay khi có các triệu chứng bệnh tái phát.
Nếu còn thắc mắc xoay quanh vấn đề “Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống hay không?”, bạn vui lòng liên hệ theo số máy 0386.977.199 để được các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Bệnh lậu có gây vô sinh không?
Bệnh lậu có gây vô sinh không là lo lắng chung của nhiều người mắc bệnh. Theo các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh, bệnh lậu là bệnh xã hội phổ biến và có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực...Xem chi tiết
-
Thuốc chữa dứt điểm bệnh lậu
Thuốc chữa bệnh lậu dứt điểm là gì? Chúng thường được dùng cho những trường hợp nào và cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc? Là những câu hỏi mà đa số người bị bệnh lậu đều thắc...Xem chi tiết
-
Xét nghiệm bệnh lậu ở đâu, như thế nào
Xét nghiệm bệnh lậu ở đâu - cách xét nghiệm bệnh lậu như thế nào? Sẽ là những thông tin được chuyên gia phòng khám chúng tôi chia sẻ trong bài viết bên dưới. Theo các chuyên gia bệnh xã hội...Xem chi tiết
-
6 Cách chữa bệnh lậu tại nhà đơn giản
Cách chữa bệnh lậu đơn giản tại nhà là gì? Chắc hẳn, không phải ai cũng biết đến sự tồn tại của những cách chữa bệnh lậu tại nhà hiệu quả này. Vì thế để giúp bệnh nhân vừa...Xem chi tiết
-
Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới
Bệnh lậu ở nam giới là gì và các triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới như thế nào? Hiểu được vấn đề này sẽ giúp các nam giới nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh trong giai đoạn...Xem chi tiết
-
Bệnh lậu mãn tính và cách chữa trị
Bệnh lậu thường có 2 giai đoạn đó là bệnh lậu cấp tính và lậu mãn tính. Việc điều trị bệnh lậu ở giai đoạn cấp tính sẽ đơn giản và cho hiệu quả cao hơn khi bệnh chuyển sang giai đoạn...Xem chi tiết