- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Sùi mào gà /
- Bệnh sùi mào gà có tính di truyền không?
Bệnh sùi mào gà có tính di truyền không?
-
Cập nhật lần cuối: 20-03-2018 14:08:57
-
Rất nhiều người cho rằng “Bệnh sùi mào gà có tính di truyền” vì thế không dám kết hôn với người mắc bệnh sùi mào gà (mặc dù bệnh đã được chữa khỏi). Vậy thực chất, bệnh sùi mào gà có tính di truyền không? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp cho bạn.
Hỏi
Em và bạn trai sắp kết hôn, tuy nhiên gần đây em mới phát hiện bạn trai em bị bệnh sùi mào gà. Em rất buồn và băn khoăn vì chuyện này. Để chứng minh tình yêu với em và khẳng định rằng mình đã chữa khỏi bệnh sùi mào gà, bạn trai em có đưa em đến bệnh viện làm xét nghiệm máu, bác sĩ kết luận bạn em âm tính với virus HPV. Tuy nhiên, em nghe bạn bè em nói bệnh sùi mào gà có tính di truyền, nếu em kết hôn có thể sau này con em sinh ra cũng bị bệnh sùi mào gà như bố. Em đang rất hoang mang, mong bác sĩ giải đáp giúp em “Bệnh sùi mào gà có tính di truyền không?”. Em cảm ơn rất nhiều ạ!
M.T (HẢi Dương)
Trả lời
Chào bạn T!
Bệnh sùi mào gà chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục (đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh giang mai, bệnh lậu ở nam và nữ giới). Bên cạnh đó, những trường hợp mắc bệnh sùi mào gà khác có thể do lây truyền qua những con đường khác. Còn về băn khoăn “Bệnh sùi mào gà có tính di truyền” của bạn, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh khẳng định “Bệnh sùi mào gà không có tính di truyền mà chỉ có tính lây truyền. Mọi ý kiến cho rằng bệnh sùi mào gà có tính di truyền đều là những ý kiến không có căn cứ khoa học”. Cụ thể ra sao, bác sĩ của phòng khám xin giải thích với bạn như sau:
Bệnh sùi mào gà có di truyền ở nam và nữ giới không?
Virus HPV là tác nhân gây nên bệnh sùi mào gà chỉ khi bạn có sự tiếp xúc với HPV thông qua các vết thương, vết xước, mô niêm mạc hở... thì mới bị lây nhiễm bệnh. Một số những nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà cơ bản mà bạn nên biết đó là:
- Lây nhiễm qua đường tình dục: Khi bạn có quan hệ tình dục không an toàn dưới bất kỳ hình thức nào như quan hệ qua đường sinh dục, quan hệ qua đường miệng (thường gây bệnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi), quan hệ qua hậu môn... đều có nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm bệnh sùi mào gà cũng như các bệnh xã hội khác.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Người mẹ đang mang thai mắc bệnh sùi mào gà nếu không được điều trị hoặc điều trị không triệt để thì sẽ gây lây nhiễm sang thai nhi đe dọa sảy thai, sinh non, thai nhi thiếu chất dinh dưỡng... Đứa trẻ sinh ra qua đường âm đạo của người mẹ mắc bệnh sùi mào gà sẽ bị nhiễm virus HPV, virus này tác động trực tiếp đến mắt, họng, mắt... và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho bé.
- Lây truyền qua tiếp xúc với virus HPV thông qua vết thương hở: Thực ra cả 2 hình thức lây nhiễm bệnh sùi mào gà kể trên đều do virus HPV tiếp xúc với các mô mềm ẩm ướt, dễ bị trầy xước khi bị cọ xát. Nói cụ thể hơn trong trường hợp này, khi cơ thể bạn có vết thương hoặc vết xước nào mà vùng tổn thương này tiếp xúc với virus HPV thì sẽ khiến bạn bị lây bệnh.
Như vậy, có thể kết luận một lần nữa: “Bệnh sùi mào gà không có tính di truyền mà chỉ có tính lây truyền”.
Bạn T thân mến! Cả 2 bạn đã sắp kết hôn, việc chồng sắp cưới của bạn mắc bệnh sùi mào gà nhưng giờ đã được chữa khỏi, vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm là bệnh sùi mào gà sẽ không gây lây truyền sang cho bạn khi quan hệ tình dục và cũng không di truyền sang con. Tuy nhiên, hai bạn vẫn nên nhớ rằng: “Bệnh sùi mào gà rất dễ tái phát nếu như các bạn có những mối quan hệ “ngoài luồng” không an toàn hoặc chế độ sinh hoạt, ăn uống, làm việc không hợp lý. Bạn và chồng nên thực hiện triệt để những biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà tái phát, lên kế hoạch mang thai rõ ràng và điều quan trọng là nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để tầm soát bệnh sùi mào gà cũng như các bệnh xã hội khác, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh .
Chúc bạn sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc!
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Xét nghiệm máu có phát hiện sùi mào gà không [Tư Vấn]
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp xét nghiệm phổ biến, nhằm chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Vậy xét nghiệm máu có phát hiện sùi mào gà không? Đây là một trong những th...Xem chi tiết
-
Sùi mào gà ở vùng kín có biểu hiện thế nào?
Sau khi có sự tiếp xúc với mầm bệnh, thông thường vùng kín sẽ không xảy ra bất cứ những dấu hiệu nào khác lạ mà phải qua thời gian 2 đến 9 tháng ủ bệnh vùng kín mới xuất hiện những dấu...Xem chi tiết
-
Sùi mào gà thường mọc ở đâu?
Sùi mào gà thường mọc ở đâu? Là vấn đề mà rất nhiều người bệnh còn thắc mắc khi không may bị mắc bệnh. Có rất nhiều người bệnh lầm tưởng rằng sùi mào gà chỉ mọc tại bộ phận sinh...Xem chi tiết
-
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng bao lâu?
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là khoảng thời gian sau khi bệnh nhân bắt đầu có sự tiếp xúc với nguồn bệnh đến khi bệnh xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà dài...Xem chi tiết
-
Mụn cóc sinh dục có tự khỏi không
Mụn cóc sinh dục có tự khỏi không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các độc giả. Với dạng câu hỏi này chuyên gia phòng khám bệnh xã hội chúng tôi xin được phân tích thông...Xem chi tiết
-
Đốt điện sùi mào gà có đau không?
Đốt điện sùi mào gà có đau không? Đốt sùi mào gà là cách chữa sùi mào gà được áp dụng từ rất lâu trước đây. So với nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà hiện đại thì phương pháp...Xem chi tiết