- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Sùi mào gà /
- Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không
Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không
-
Cập nhật lần cuối: 20-03-2018 14:10:41
-
Tiêm phòng HPV là một trong những cách phòng ngừa HPV sùi mào gà cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư do virus HPV gây ra. Tuy nhiên, tiêm phòng HPV sùi mào gà được áp dụng với những đối tượng nào? Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được nữa không?
Hỏi
Em chào bác sĩ! Em mắc bệnh sùi mào gà do quan hệ với gái mại dâm trong một lần bạn bè rủ rê. Khoảng 3 tuần sau khi quan hệ, em thấy cơ quan sinh dục của mình có những biểu hiện lạ như những nốt sùi nhỏ màu hồng nhạt xuất hiện ở thân dương vật, mềm, không ngứa, cũng không đau. Ngoài ra, em không thấy có biểu hiện gì khác nữa. Em đã đi khám tại bệnh viện da liễu, bác sĩ nói em mắc sùi mào gà. Bác sĩ có kê đơn thuốc cho em sử dụng, hiện tại em vẫn đang dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Em muốn hỏi, bị sùi mào gà có tiêm phòng được nữa không? Liệu bây giờ em đi tiêm phòng có kịp không ạ?
H.H (Hải Phòng)
Trả lời
Chào bạn H!
Cảm ơn bạn đã quan tâm gửi câu hỏi về cho phòng khám. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà cũng có câu hỏi gửi về cho phòng khám với nhiều nội dung khác nhau. Nhìn chung, điểm giống nhau ở những bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà đó là đều không nắm vững các kiến thức về bệnh sùi mào gà, dẫn đến trường hợp không biết cách phòng tránh và xử lý khi bản thân mắc bệnh. Với thắc mắc của bạn, các chuyên gia của phòng khám bệnh xã hội Hưng Thịnh xin được tư vấn như sau:
Có nên tiêm phòng HPV khi bị sùi mào gà không?
Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, khi bị sùi mào gà vẫn có thể tiêm phòng HPV được. Người được khuyến cáo tiêm phòng HPV là những đối tượng sau:
- Nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 nên tiêm 3 liều vắc-xin phòng ngừa HPV
- Nam giới trong độ tuổi trên cũng có thể tiêm phòng ngừa HPV
- Những người đã có quan hệ tình dục, có hệ miễn dịch kém do mắc các bệnh khác (kể cả với bệnh nhân bị nhiễm HIV)
Các loại vacxin tiêm phòng HPV sùi mào gà phổ biến
Vacxin tiêm phòng HPV sùi mào gà thường được chia thành 2 loại:
Loại 1: Vacxin phòng ngừa HPV-16, HPV-18, đây là hai tuýp HPV gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Loại vacxin này có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung và tiền ung thư.
Loại 2: Vacxin phòng ngừa HPV-16, HPV-18, HPV-11, HPV-6, trong đó HPV-11 và HPV-6 là hai tuýp chủ yếu gây bệnh mụn cóc sinh dục. Loại 2 này có tác dụng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, tiền ung thư, ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn...
Như vậy, cả hai loại vacxin trên đều có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Loại 2 còn có tác dụng phòng chống mụn cóc sinh dục ở nam giới, nữ giới và các bệnh ung thư khác liên quan như ung thư âm đạo, âm hộ, hậu môn, trực tràng...
Trong trường hợp của bạn, bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà, lại đang điều trị bệnh sùi mào gà theo đơn thuốc của bác sĩ. Bạn có thể tiêm vacxin phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà theo hướng dẫn của các bác sĩ. Một số trường hợp không tiêm phòng sùi mào gà được như:
Người phản ứng với các thành phần của thuốc.
Phụ nữ đang mang thai.
Người đang điều trị các bệnh lý khác, nếu những bệnh lý này là nhẹ và không gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn thì bác sĩ có thể xem xét việc tiêm phòng HPV cho bạn. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc các bệnh lý khác ở mức độ trung bình hoặc nặng thì nên đợi cho đến khi tình hình bệnh nhẹ hơn.
Vì thế, trước khi tiêm phòng HPV, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát sức khỏe của bạn, thử phản ứng của cơ thể với thuốc và sau đó mới quyết định tiêm phòng HPV. Sau khi tiêm, có thể xảy ra một vài phản ứng phụ như:
Sưng đỏ, đau ở chỗ tiêm
Sốt hoặc ớn lạnh
Một số vấn đề khác có thể xảy ra như: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu tại chỗ...
Tất cả những điều này bạn cần phải lưu ý, thường sau tiêm thì bạn nên lưu lại cơ sở y tế ít 30 phút để theo dõi những phản ứng của cơ thể để kịp thời có biện pháp xử lý nếu cần thiết.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Xét nghiệm máu có phát hiện sùi mào gà không [Tư Vấn]
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp xét nghiệm phổ biến, nhằm chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Vậy xét nghiệm máu có phát hiện sùi mào gà không? Đây là một trong những th...Xem chi tiết
-
Sùi mào gà ở vùng kín có biểu hiện thế nào?
Sau khi có sự tiếp xúc với mầm bệnh, thông thường vùng kín sẽ không xảy ra bất cứ những dấu hiệu nào khác lạ mà phải qua thời gian 2 đến 9 tháng ủ bệnh vùng kín mới xuất hiện những dấu...Xem chi tiết
-
Sùi mào gà thường mọc ở đâu?
Sùi mào gà thường mọc ở đâu? Là vấn đề mà rất nhiều người bệnh còn thắc mắc khi không may bị mắc bệnh. Có rất nhiều người bệnh lầm tưởng rằng sùi mào gà chỉ mọc tại bộ phận sinh...Xem chi tiết
-
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng bao lâu?
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là khoảng thời gian sau khi bệnh nhân bắt đầu có sự tiếp xúc với nguồn bệnh đến khi bệnh xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà dài...Xem chi tiết
-
Mụn cóc sinh dục có tự khỏi không
Mụn cóc sinh dục có tự khỏi không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các độc giả. Với dạng câu hỏi này chuyên gia phòng khám bệnh xã hội chúng tôi xin được phân tích thông...Xem chi tiết
-
Đốt điện sùi mào gà có đau không?
Đốt điện sùi mào gà có đau không? Đốt sùi mào gà là cách chữa sùi mào gà được áp dụng từ rất lâu trước đây. So với nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà hiện đại thì phương pháp...Xem chi tiết