- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Sùi mào gà /
- Chảy máu sau khi đốt sùi mào gà có sao không?
Chảy máu sau khi đốt sùi mào gà có sao không?
-
Cập nhật lần cuối: 08-11-2017 11:19:50
-
Đốt sùi mào gà là phương pháp truyền thống hay được áp dụng trong điều trị bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, đây là phương pháp còn tồn tại nhiều hạn chế nên hiện giờ cũng ít được áp dụng. Rất nhiều trường hợp bị chảy máu sau khi đốt sùi mào gà khiến bệnh nhân lo lắng. Giải đáp những thắc mắc của bệnh nhân về vấn đề “Chảy máu sau khi đốt sùi mào gà có sao không? hay đốt sùi mào gà có đau không?”, bác sĩ của phòng khám bệnh xã hội Hưng Thịnh sẽ có những chia sẻ cụ thể dưới đây.
Hỏi
Em lây bệnh sùi mào gà từ bạn trai. Vừa rồi em đã đi khám và đốt sùi mào gà theo sự chỉ định của bác sĩ, sau đó bác sĩ có kê thêm thuốc uống về nhà dùng. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 ngày em thấy bị chảy máu sau khi đốt sùi mào gà. Em rất lo lắng vì đây là lần đầu tiên em mắc bệnh sùi mào gà và cũng là lần đầu tiên đốt sùi mào gà. Liệu chảy máu sau khi đốt sùi mào gà có sao không? rất mong bác sĩ tư vấn sớm giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!
D.T (Bắc Cạn)
Trả lời
Chào bạn T!
Trong các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà thì đốt sùi mào gà là phương pháp khá phổ biến.
Các phương pháp đốt sùi mào gà thường gây chảy máu
Đốt điện: Thông qua sức nóng của dòng điện cao tầng sẽ tác động trực tiếp đến vùng sùi, tiêu diệt các u sùi, hiệu quả nhanh chóng và thấy rõ. Tuy nhiên hạn chế lớn của phương pháp này đó là gây đau đớn và chảy máu cho người bệnh, vùng tổn thương cũng rất lâu lành lại. Vậy nên, hiện giờ phương pháp này ít được áp dụng.
Đốt laser: Đốt laser có ưu điểm đó là loại bỏ tận gốc các u sùi trên bề mặt da, bệnh khó tái phát. Tuy nhiên, hạn chế lớn của phương pháp đốt sùi mào gà đó chính là gây tổn thương, chảy máu và đau đớn cho người bệnh, vùng tổn thương sẽ rất lâu mới có thể phục hồi lại được. Hơn nữa, bề mặt da khi đốt sùi mào gà bằng tia laser sẽ bị sần sùi. Vậy nên đốt sùi mào gà bằng tia laser thích hợp áp dụng cho những trường hợp sùi độc lập, không liên kết với nhau.
Đốt lạnh bằng ni- tơ lòng để tiêu diệt nụ sùi: Phương pháp này dùng ni - tơ lỏng hoặc cacbondioxit để làm đông lạnh vùng tổn thương, vùng da bị tổn thương bị phù nề rồi chết đi. Ưu điểm của phương pháp này đó chính là tiêu diệt sùi mào gà nhưng không để lại sẹo, hiệu quả đạt khoảng 70%, thích hợp với những bệnh nhân mắc sùi mào gà ở dạng nhẹ. Nhưng cũng giống như những phương pháp trên, đốt sùi mào gà bằng ni -tơ lòng cũng có những hạn chế như: Gây đau cho bệnh nhân, có thể gây chảy máu tại vùng sùi.
Hiện tượng chảy máu sau đốt sùi mào gà biểu hiện như thế nào?
Như vậy, qua việc phân tích các hình thức đốt sùi mào gà ở trên thì có thể thấy được, đốt sùi mào gà thường sẽ gây chảy máu cho người bệnh. Trường hợp của bạn là bị chảy máu sau khi đốt sùi mào gà. Bác sĩ của phòng khám bệnh xã hội Hưng Thịnh cho biết: “Có thể trong lúc đốt sùi mào gà, hiện tượng chảy máu chưa xảy ra ngay. Nhưng sau khi đốt sùi mào gà xong thì vùng sùi bị tổn thương lại lâu phục hồi nên có thể gây chảy máu cho bạn khi bạn vận động hoặc di chuyển quá mạnh. Trường hợp này bạn không cần phải lo lắng quá, chỉ cần bạn chú ý nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng để vùng sùi nhanh chóng phục hồi. Nhưng nếu bạn thấy có những biểu hiện bất thường như:
Máu chảy ra có màu hơi đen, tanh.
Xuất hiện mủ hoặc loét tại vùng đốt sùi.
Vùng sùi sau đốt đau rát, ngứa ngáy và sưng đỏ.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu này thì bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được khám lại và có biện pháp khắc phục kịp thời vì rất có thể là bạn bị nhiễm trùng sau khi đốt sùi mào gà. Ngoài ra, chảy máu sau khi đốt sùi mào gà có thể là do bạn quan hệ tình dục khi vết thương chưa lành lại dẫn đến hiện tượng chảy máu. Nếu là vì nguyên nhân này thì bạn cần kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Quan hệ tình dục trong lúc đang điều trị bệnh sùi mào gà cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh sùi mào gà tái phát trở lại.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Xét nghiệm máu có phát hiện sùi mào gà không [Tư Vấn]
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp xét nghiệm phổ biến, nhằm chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Vậy xét nghiệm máu có phát hiện sùi mào gà không? Đây là một trong những th...Xem chi tiết
-
Sùi mào gà ở vùng kín có biểu hiện thế nào?
Sau khi có sự tiếp xúc với mầm bệnh, thông thường vùng kín sẽ không xảy ra bất cứ những dấu hiệu nào khác lạ mà phải qua thời gian 2 đến 9 tháng ủ bệnh vùng kín mới xuất hiện những dấu...Xem chi tiết
-
Sùi mào gà thường mọc ở đâu?
Sùi mào gà thường mọc ở đâu? Là vấn đề mà rất nhiều người bệnh còn thắc mắc khi không may bị mắc bệnh. Có rất nhiều người bệnh lầm tưởng rằng sùi mào gà chỉ mọc tại bộ phận sinh...Xem chi tiết
-
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng bao lâu?
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là khoảng thời gian sau khi bệnh nhân bắt đầu có sự tiếp xúc với nguồn bệnh đến khi bệnh xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà dài...Xem chi tiết
-
Mụn cóc sinh dục có tự khỏi không
Mụn cóc sinh dục có tự khỏi không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các độc giả. Với dạng câu hỏi này chuyên gia phòng khám bệnh xã hội chúng tôi xin được phân tích thông...Xem chi tiết
-
Đốt điện sùi mào gà có đau không?
Đốt điện sùi mào gà có đau không? Đốt sùi mào gà là cách chữa sùi mào gà được áp dụng từ rất lâu trước đây. So với nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà hiện đại thì phương pháp...Xem chi tiết