Chồng bị bệnh sùi mào gà có lây sang cho vợ không?

Lượt xem: 25209
Đánh giá: 
Chồng bị bệnh sùi mào gà có lây sang cho vợ không?
Điểm trung bình:  7.0 /  10 (  161 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Hỏi:

Xin chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi nếu chồng bị sùi mào gà thì có lây sang cho vợ không ạ? Em mới lấy chồng cách đây một năm, công việc của chồng em thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng, uống nhiều rượu bia và rất nhiều hôm không về nhà. Gần đây khi quan hệ với chồng em phát hiện ra ở bộ phận sinh dục của chồng em mọc rất nhiều mụn nhỏ màu hồng. Em có gặng hỏi thì anh bảo không đau, không ngứa nên không sao. Không yên tâm em bắt chồng đi khám thì bác sĩ bảo anh bị bệnh sùi mào gà. Mà nguyên nhân có lẽ là do anh đã có quan hệ bên ngoài. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.

Bảo Trâm (Ba Vì)

Chồng bị sùi mào gà có lây sang cho vợ không?

Trả lời:

Xin chào Bảo Trâm, cảm ơn sự tin tưởng của bạn dành cho chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc này của bạn như sau:

Chồng bị sùi mào gà có lây sang vợ không?

Đã có rất nhiều thắc mắc gửi đến chúng tôi yêu cầu các chuyên gia giải đáp như: "chồng tôi bị sùi mào gà thì tôi có bị lây không" hay "vợ bị sùi mào gà có lây sang chồng không",... Trước hết chúng tôi xin khẳng định với các bạn rằng: " Nếu chồng bị bệnh sùi mào gà thì hoàn toàn có thể lây sang cho vợ khi không biết cách áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà".

Bệnh sùi mào gà là căn bệnh xã hội khá phổ biến và nguy hiểm, do virus HPV xâm nhập và gây ra. Bệnh có các triệu chứng như xuất hiện các mụn có màu đỏ hoặc hồng, đường kính 1-2mm, không gây đau, gây ngứa. Lâu dần các mụn này có xu hướng liên kết với nhau tạo thành những mảng mụn sùi có hình dạng như hoa mào gà. Sự lây nhiễm virus gây bệnh sùi mào gà từ chồng sang cho vợ có thể qua một số cách sau:

Thứ là quan hệ tình dục: Hoạt động tình dục là con đường lây nhiễm nhanh và chiếm tỷ lệ nhiều trong các trường hợp lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Hiện nay tỉ lệ các cặp vợ chồng bị sùi mào gà ngày càng tăng do khi có quan hệ tình dục thì virus gây bệnh sẽ từ cơ thể người bệnh di chuyển vào cơ thể người khỏe mạnh thông qua bộ phận sinh dục. Tùy theo các hình thức quan hệ của vợ chồng mà các dấu hiệu triệu chứng của sùi mào gà sẽ xuất hiện đầu tiên tại các vị trí tiếp xúc, chẳng hạn như: nếu quan hệ bằng đường hậu môn, đường miệng thì sẽ gây bệnh sùi mào gà ở hậu môn, sùi mào gà ở miệng, quan hệ bằng đường âm đạo thường gây sùi mào gà ở cổ tử cung và âm hộ,... . Vợ hoặc chồng bị bệnh sùi mào gà khi quan hệ đều có nguy cơ lây nhiễm sang đối phương mặc dù có sử dụng bao cao su khi quan hệ. Bởi vì bao cao su chỉ có thể bao phủ thân dương vật còn những mụn sùi mào gà ở các vị trí xung quanh vẫn có thể mang virus gây bệnh, truyền sang cho người khác.

Thứ hai là sử dụng vật dụng cá nhân chung: Các vật dụng cá nhân của người bệnh như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm đều là vật dụng có những tiếp xúc và cọ xát với các mụn sùi mào gà vì thế hoàn toàn có thể là nơi cư trú của virus gây bệnh. Nếu như sử dụng những vật dụng này có thể là tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Thứ ba là qua tiếp xúc với các vết thương hở: Sự tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở của người bệnh là cơ hội thuận lợi để virus di chuyển, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Tóm lại nếu chồng mắc bệnh sùi mào gà thì nguy cơ cao là bệnh hoàn toàn có khả năng lây nhiễm sang cho vợ. Vì vậy cả người vợ và chồng nên thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh bệnh, để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm.

Chồng bị bệnh sùi mào gà thì vợ phải làm sao?

Chồng bị bệnh sùi mào gà nếu không nhanh chóng đi thăm khám và chữa trị thì nguy cơ lây bệnh sang người vợ là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy điều đầu tiên nên làm đó là bạn nên cùng chồng đi thăm khám nhanh có thể. Nếu như cả hai cùng bị bệnh thì bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị một cách hiệu quả . Nếu như bạn chưa bị lây nhiễm thì nên đặc biệt chú ý đến một số yếu tố sau:

- Hạn chế tối đa việc quan hệ tình dục, nếu như phát sinh thì nên sử dụng bao cao su để bảo vệ. Tuy nhiên cách này cũng không thể nào ngăn chặn hoàn toàn khả năng nhiễm bệnh của bạn. Sau khi quan hệ phải vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ bằng nước sạch.

- Không sử dụng vật dụng cá nhân chung với người bệnh, đặc biệt là bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm. Nên để cách biệt những vật dụng cá nhân này xa khỏi những vật dụng chung của gia đình.

- Hạn chế những tiếp xúc thân mật với người bệnh như những cử chỉ ôm ấp, hôn. Những cử chỉ thân mật này có thể khiến các nốt sùi mào gà bị vỡ ra và virus HPV sẽ lây nhiễm và phát bệnh.

- Nên thường xuyên kiểm tra thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để nắm bắt được tình hình sức khỏe của bản thân để có hướng điều trị ngay khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh.

Những thông tin giải đáp cho thắc mắc chồng bị sùi mào gà có lây sang cho vợ không? hi vọng sẽ là những thông tin cần thiết giúp các cặp vợ chồng biết cách xử lý khi bị nhiễm sùi mào gà.

Nếu bạn cần tư vấn cần giải đáp có thể liên hệ đến số điện thoại hoặc click vào box chát phía dưới để được các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.

 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?