Tìm hiểu về đào ban giang mai và giai đoạn cuối của bệnh giang mai

Lượt xem: 6895
Đánh giá: 
Tìm hiểu về đào ban giang mai và giai đoạn cuối của bệnh giang mai
Điểm trung bình:  7.3 /  10 (  95 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Bệnh giang mai là bệnh khá phức tạp và có những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Triệu chứng bệnh giang mai phát triển đặc trưng ở mỗi giai đoạn nên bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi đã đi thăm khám. Nhiều bệnh nhân thắc mắc đào ban giang mai là gì? Đào ban giang mai xuất hiện ở thời kỳ nào của bệnh và giang mai giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào? Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Đào ban giang mai là gì?

Giang mai là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Thời gian ủ bệnh giang mai khoảng từ 3 đến 90 ngày, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân nào có cơ địa yếu thì thời gian ủ bệnh ngắn, ngược lại bệnh nhân có sức đề kháng tốt và cơ địa khỏe mạnh thì thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới khoảng vài tháng.

Bệnh giang mai thường trải qua 4 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 cũng là giai đoạn dễ nhận biết triệu chứng bệnh và điều trị dễ dàng. Các đào ban giang mai mà nhiều bệnh nhân thắc mắc sẽ thường xuất hiện trong giai đoạn 2 ngay sau khi kết thúc giai đoạn 1 của bệnh. Nói cụ thể hơn về đào ban giang mai, các chuyên gia khám bệnh xã hội tại phòng khám Hưng Thịnh phân tích các triệu chứng của bệnh giang mai trong giai đoạn 2 như sau:

Hình ảnh các đào ban giang mai

Hình ảnh của bệnh giang mai giai đoạn xuất hiện các đào ban giang mai

Giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau khi giai đoạn 1 kết thúc. Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2 điển hình với những đặc điểm như sau: nốt ban đối xứng, màu hồng như cánh hoa đào nên y học còn gọi đây là đào ban giang mai, đào ban giang mai không gây ngứa, không gây đau. Màu sắc của đào ban giang mai có thể là đỏ hồng, hồng phớt hoặc hồng tím như cánh đào. Khi bạn dùng tay ấn vào thì các đào ban này ẩn xuống, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Đào ban giang mai chỉ xuất hiện trong khoảng từ 1-2 tuần, tồn tại cũng trong khoảng từ 1-3 tuần rồi sẽ tự mờ dần và biến mất. Vậy nên, nhiều người bệnh lầm tưởng mình không mắc bệnh gì hoặc chỉ là dị ứng thời tiết không có gì đáng lo ngại.

Trong trường hợp khác, bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sần, nốt phỏng nước, vết loét ở da. Các mảng sần này có kích thước khác nhau, màu đỏ sẫm, không liên kết với nhau. Các mảng sần này sau đó sẽ bong vảy và có viền da ở xung quanh. Khi bị tiếp xúc nhiều và cọ sát thì các mảng sần này có thể vỡ ra, chảy nước và dễ lây lan sang cho người khác thông qua vết thương hở. Các mảng sần này ít gặp hơn rất nhiều so với đào ban giang mai, chủ yếu chỉ xảy ra ở những bệnh nhân nghiện rượu. Nhiều bệnh nhân nhầm tưởng những nốt sần này là mụn cơm hoặc mụn cóc sinh dục. Giai đoạn đào ban giang mai nếu người bệnh không biết cách phòng bệnh giang mai thì rất dễ sẽ bị lây nhiễm sang đối tượng người thân.

Trong giai đoạn 2 này, ngoài triệu chứng là đào ban giang mai xuất hiện hoặc các mảng sần hình thành thì bệnh nhân mắc giang mai ở miệng có thể thấy các triệu chứng khác như sốt, đau họng, mệt mỏi, sút cân, đau đầu... Các triệu chứng này có thể tự biến mất sau 3-6 tuần. Nếu như không được điều trị thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 3.

Bạn cần tư vấn thêm

Các hình thức biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn cuối 

Giang mai giai đoạn cuối (giang mai giai đoạn 4) là giai đoạn các biến chứng của bệnh bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Trong giai đoạn cuối này, việc điều trị bệnh giang mai chủ yếu chỉ để khắc phục phần nào biến chứng do bệnh gây ra. Những hậu quả nặng nề mà bệnh giang mai giai đoạn cuối gây ra cho bệnh nhân nếu không được điều trị tích cực như mù mắt, liệt tứ chi, động kinh, rối loạn ý thức, suy nhược trầm cảm, phình mạch, thậm chí là tử vong.

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn cuối

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn cuối

Giang mai giai đoạn 4 thường xảy ra trong khoảng từ 3- 15 năm sau những triệu chứng của giang mai giai đoạn 1. Bệnh ở giai đoạn 4 được chia thành 3 hình thức khác nhau: Củ giang mai, giang mai thần kinh và giang mai tim mạch. Cụ thể như sau:

Củ giang mai: Xuất hiện từ 1-40 năm sau khi nhiễm bệnh. Đặc điểm điển hình của củ giang mai đó là hình cầu, mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ mận, kích thước như hạt lạc. Củ giang mai có thể bị hoại tử, tạo thành vết loét, sau đó tự lành, củ giang mai ít gây lây nhiễm. Củ giang mai nếu tồn tại ở những cơ quan quan trọng trong cơ thể bệnh nhân mà không được điều trị thì sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Giang mai thần kinh: Có thể xảy sớm hoặc muộn, các dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai giai đoạn này rất mờ nhạt, không rõ ràng. Điều quan trọng mà bệnh nhân có thể nhận thấy ở giai đoạn này đó là sự ảnh hưởng đến não với những biến chứng như viêm màng não, viêm mạch máu não, tổn thương thoái hóa ở não..Giang mai thần kinh có thể xảy ra 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh. Biến chứng nặng nề của giang mai thần kinh là có thể gây suy nhược trầm cảm, động kinh, rối loạn ý thức...

Giang mai tim mạch: Xảy ra khoảng 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh. Biến chứng lớn thường gặp của giang mai thần kinh đó là phình mạch.

Bệnh giang mai được xếp vào loại bệnh nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh HIV/AIDS. Nếu người bệnh không được điều trị bệnh kịp thời hoặc điều trị không tích cực thì có thể dẫn đến tử vong. Trong bài viết này, các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chúng tôi vừa cung cấp những thông tin quan trọng về ban đào giang mai- một triệu chứng điển hình trong giai đoạn 2 và giang mai giai đoạn cuối- giai đoạn nguy hiểm nếu như bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm hoặc cần giải đáp về các vấn đề về sức khỏe, bạn vui lòng liên hệ số máy 0386.977.199 để được các chuyên gia của phòng khám đa khoa chúng tôi tư vấn miễn phí.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?