Điều trị bệnh sùi mào gà nên ăn gì và kiêng gì?

Lượt xem: 13005
Đánh giá: 
Điều trị bệnh sùi mào gà nên ăn gì và kiêng gì?
Điểm trung bình:  8.0 /  10 (  139 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Ăn gì và kiêng gì khi bị sùi mào gà là điều rất quan trọng, bởi nó quyết định một phần hiệu quả điều trị bệnh sùi mào gà.

Hỏi

Em đang dùng thuốc bôi chữa sùi mào gà theo đơn của bác sĩ, em đã dùng thuốc được 2 ngày. Hôm đi khám và lấy đơn thuốc do bận công việc nên em không để ý bác sĩ dặn dò thêm những gì. Về nhà em dùng thuốc đúng theo đơn, dừng quan hệ tình dục và làm việc, nghỉ ngơi khá hợp lý, tuy nhiên em lại rất băn khoăn trong việc ăn gì tốt cho bệnh sùi mào gà và nên kiêng gì khi bị sùi mào gà. Em chỉ lo mình ăn linh tinh sẽ khiến bệnh không khỏi mà còn nặng thêm. Mong bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn cho em biết “ Điều trị bệnh sùi mào gà nên ăn gì và kiêng gì? ”

H.N (Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn N!

Cảm ơn bạn đã quan tâm gửi câu hỏi về cho phòng khám, các chuyên gia của phòng khám xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Việc điều trị bệnh sùi mào gà đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của bệnh nhân. Nếu người bệnh không tuân theo phác đồ điều trị, bệnh rất khó chữa trị triệt để, từ đó rất dễ bị tái phát sùi mào gà. Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc hợp lý. Một số loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi điều trị sùi mào gà mà bạn cần biết đó là:

Bệnh sùi mào gà nên ăn gì

Bệnh sùi mào gà nên ăn gì

Ăn gì tốt cho bệnh sùi mào gà, một số loại thực phẩm bạn nên chú ý bổ xung đầy đủ nhằm hỗ trợ tốt cho quá tình điều trị bệnh sùi mào gà như:

Thực phẩm giàu chất sắt

Nhiều bệnh nhân áp dụng phương pháp đốt sùi mào gà thường mất nhiều máu, kèm theo cảm giác đau đớn. Chính vì thế, sau điều trị bạn cần bổ sung thêm những thực phẩm chứa chất sắt như: Các loại thịt đỏ, các loại rau xanh, các loại ngũ cốc... giúp cơ thể phục hồi nhanh và tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân.

Thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin

Thực phẩm giàu khoáng chất

Khoáng chất và vitamin ở đây bao hàm rất rộng như sắt, canxi, magie, natri... được coi là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bạn mỗi ngày. Nhóm thực phẩm giàu khoáng chất chứa nhiều rau quả, sữa, các chế phẩm từ sữa, thịt, cá, trứng, các loại ngũ cốc.

Ngoài ra, bạn nên tăng cường ăn các loại tôm, cua, tép giã nhỏ để tăng cường chất đạm và canxi, không nên nghĩ đồ tanh có thể gây ngứa vết thương mà kiêng kị trong suốt quá trình điều trị. Bạn nên kết hợp hài hòa các nhóm thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày.

Thực phẩm giàu vitamin

Các loại vitamin cần thiết cho cơ thể khi đang điều trị bệnh sùi mào gà, kể cả khi cơ thể bạn khỏe mạnh thì bạn cũng cần bổ sung những loại vitamin này trong bữa ăn hàng ngày. Nhóm vitamin thiết yếu mà cơ thể cần đó là vitamin A, B, C.

Vitamin A: Có nhiều trong gan, trứng, cá; các loại rau như rau ngót, rau lang, rau muống, kinh giới, cà rốt, xương sông, đu đủ, hồng, xoài...

Vitamin B: Chứa nhiều trong thức ăn động vật như thịt, thức ăn thực vật như đậu đỗ, cám gạo... Vitamin B dễ bị hòa tan trong nước, dễ bị phân hủy nên dễ mất trong quá trình chế biến nên bạn cần lưu ý không nên nấu quá kỹ những thực phẩm có chứa vitamin nhóm B.

Vitamin C: Rau quả tươi là thực phẩm chứa nhiều vitamin C, các loại rau như rau ngót, rau muống, mồng tơi, các loại rau thơm, cam, chanh ....Đây đều là những loại thực phẩm nên ăn bởi chúng rất tốt cho điều trị bệnh sùi mào gà và bệnh mụn rộp sinh dục nam.  Vitamin C rất dễ bị phân hủy, chính vì thế bạn cần chú ý trong quá trình chế biến, không nên nấu quá lỹ hoặc vò nát rau khi ngâm rửa.

Uống đủ nước

Trong quá trình điều trị bệnh sùi mào gà, bạn phải đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể (1,5-2 lít nước mỗi ngày) vừa giúp tăng sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp bạn phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Bị sùi mào gà kiêng ăn những gì

Bệnh sùi mào gà nên kiêng gì

Hạn chế sử dụng chất kích thích trong điều trị bệnh sùi mào gà

- Các đồ ăn cay nóng hoặc đồ ăn quá nhiều dầu mỡ: Có thể khiến vùng tổn thương bị kích thích, tiết ra nhiều dịch hơn làm nặng thêm vết thương, khiến vết thương lâu khỏi, tăng khả năng nhiễm các bệnh xã hội nguy hiểm khác như bệnh lậu, bệnh giang mai

- Các chất kích thích: Bạn tuyệt đôi không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê... cho đến khi bệnh khỏi hẳn, các chất kích thích này có thể khiến các virus sùi mào gà phát triển mạnh hơn.

- Hải sản hay thủy sản vẫn nên có trong thực đơn nhưng bạn nên hạn chế hơn những thực phẩm khác.

Bạn N thân mến! Thắc mắc của bạn đã được các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh giải đáp. Mọi thắc mắc về vấn đề “Điều trị bệnh sùi mào gà nên ăn gì và kiêng gì?”, bạn liên hệ số điện thoại hoặc click vào box chát để được tư vấn miễn phí.

Chúc bạn mau khỏe!

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?