Hôn nhau có bị lây bệnh giang mai không

Lượt xem: 9309
Đánh giá: 
Hôn nhau có bị lây bệnh giang mai không
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  157 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Ngoài con đường tình dục, không ít người thắc mắc hôn nhau có bị lây bệnh giang mai không? Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này bài viết dưới đây sẽ là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh như sau:

Hỏi:

Chào chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh, chuyên gia có thể cho cháu biết: Hôn nhau có bị lây bệnh giang mai không ạ. Vào khoảng 3 tuần trước cháu có hôn bạn trai của mình, nghe một số người nói hôn nhau cũng có thể là con đường dễ lây truyền các bệnh xã hội, đặc biệt là bệnh giang mai. Mà theo cháu được biết thì trước khi quen nhau, bạn trai của cháu là một người có đời sống tình dục khá phức tạp. Vì thế cháu rất lo sợ mong các chuyên gia sớm giải đáp giúp cháu thắc mắc này. Cháu xin cảm ơn! (Minh Ngọc 26 tuổi, Hà Nội).

Hôn nhau có bị lây bệnh giang mai không?

Trả lời:

Chào Ngọc! Với câu hỏi của bạn các chuyên gia phòng khám có một vài nhận định cụ thể như sau:

Giang mai là một trong những bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, bệnh còn có thể khiến người mắc đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Vì thế, phòng tránh, phát hiện và điều trị giang mai vào giai đoạn sớm của bệnh là việc không thể bỏ qua. Tuy nhiên, trái ngược lại với mong muốn của chuyên gia thì nhiều người bệnh vẫn chưa có cái nhìn chính xác về căn bệnh này, dẫn đến vô tình tiếp tay cho bệnh ngày một lan rộng và diễn biến nguy hiểm.

Bệnh giang mai được phân chia làm 3 giai đoạn và có một giai đoạn tiềm ẩn kéo dài khá lâu tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu của bệnh, nó thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng và khá giống với một số bệnh sốt, dị ứng thông thường, vì thế người bệnh thường chủ quan mà bỏ lỡ cơ hội “vàng” để điều trị.

Hôn nhau có bị lây bệnh giang mai không?

Với câu hỏi: Hôn nhau có bị lây bệnh giang mai không? Các chuyên gia cho biết: Nụ hôn có thể là con đường để truyền nhiễm xoắn giang mai. Nhưng để làm được điều đó thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Một là: Một trong hai người phải bị nhiễm bệnh giang mai và có tiếp xúc quá thân mật.

Hai là: Niêm mạc vùng miệng có chứa các vết trầy xước, hoặc bị viêm nhiễm…

Khi bị bệnh giang mai ở miệng bệnh nhân sẽ thấy: Sau khoảng 10 - 90 ngày khi tiếp xúc với nguồn bệnh, vùng miệng (mép, hai môi, họng hoặc lưỡi) của người mắc sẽ xuất hiện dấu hiệu săng giang mai với các tổn thương dưới dạng vết loét sâu, hình tròn hoặc bầu dục có màu đỏ hay tím, đáy vết loét cứng, không có dịch mủ nhưng thường có một lớp màng tơ huyết... Tuy nhiên, bệnh nhân thường dễ nhầm lẫn các tổn thương trên với một số viêm nhiễm thông thường tại khoang miệng.

Sau 2 - 6 tuần giai đoạn đầu sẽ kết thúc, xoắn giang mai bắt đầu bước vào giai đoạn tiềm ẩn, khi này các dấu hiệu của bệnh đột nhiên biến mất, vì thế bệnh nhân thường lầm tưởng là bệnh đã tự khỏi mà lơ là bỏ qua công tác chữa bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế xoắn giang mai vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển trong cơ thể và chỉ chờ đến ngày bộc phát.

Giai đoạn cuối của bệnh: Các tổn thương ở khoang miệng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến yếu tố thẩm mỹ mà còn lây lan sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể, khiến công tác điều trị gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể phải đối mặt với các triệu chứng như: Đau khớp, rối loạn tâm sinh lý và hành vi, bại liệt, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Ngoài lây nhiễm qua quan hệ bằng miệng, thì một số con đường cũng có khả năng cao lây truyền xoắn giang mai là:

Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường chủ yếu gây ra bệnh giang mai cũng như nhiều bệnh xã hội khác như: Bệnh sùi mào gà, bệnh mụn rộp sinh dục, bệnh lậu…

Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai mà mắc bệnh giang mai, thì thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh từ mẹ, gây nên bệnh giang mai bẩm sinh cho trẻ.

Lây qua đường máu: Trong trường hợp tiếp xúc với máu hoặc nhận máu từ người bệnh. Người thường hoàn toàn có khả năng bị xoắn giang mai tấn công.

Lây qua vật trung gian: Một số đồ vật là nơi lý tưởng để xoắn giang mai có thể tồn tại như: Khăn mặt, khăn tắm, nhà vệ sinh, quần áo lót…

Bạn Ngọc thân mến, vì thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi chưa đầy đủ vì thế chúng tôi không thể khẳng định ở trường hợp của bạn hôn nhau có bị lây bệnh giang mai không. Vậy nên, nếu cần một kết quả chính xác tốt Ngọc nên đến ngay các phòng khám bệnh xã hội để được thăm khám và chuẩn đoán kịp thời.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám về: Hôn nhau có bị lây bệnh giang mai không. Mong rằng, từ những thông tin trên sẽ giúp mọi người có thêm hiểu biết để rút ra cho mình cách phòng tránh hiệu quả .

 

 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?