- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Sùi mào gà /
- Sùi mào gà có tự chữa ở nhà được không?
Sùi mào gà có tự chữa ở nhà được không?
-
Cập nhật lần cuối: 18-10-2017 10:18:54
-
Sùi mào gà có tự chữa ở nhà được không là băn khoăn của một số bạn đọc gửi đến cho bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Có thể bệnh nhân ý thức được tình trạng bệnh của mình nhưng lại nghĩ đó là bệnh đơn giản, không gây ảnh hưởng đến tính mạng nên không cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị, có thể tự chữa bệnh sùi mào gà tại nhà.
Hỏi
Thưa bác sĩ! Em bị lây sùi mào gà từ bạn trai em. Trước kia em có đi khám và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên gần đây em thấy bệnh có dấu hiệu tái phát khi vùng kín của em lại xuất hiện những nhú gai màu hồng nhạt, mềm, đôi khi em cảm giác ngứa. Lần này em muốn chữa sùi mào gà tại nhà mà không đến bệnh viện nữa vì em nghĩ chắc bác sĩ vẫn kê đơn thuốc cũ cho dùng thôi. Mong chuyên gia của phòng khám cho em biết, sùi mào gà có tự chữa ở nhà được không? (Em vẫn mua thuốc điều trị theo đơn cũ của bác sĩ). Em mong sớm nhận được phản hồi từ phía phòng khám.
K.N (Thái Nguyên)
Trả lời
Chào N!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc tới cho phòng khám. Chuyên gia của phòng khám xin chia sẻ một vài thông tin với bạn như sau:
Điều trị sùi mào gà không khó nhưng lại rất rắc rối vì bệnh hay tái phát. Nếu trong quá trình điều trị, bệnh nhân không tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh sẽ không thể khỏi triệt để được.
Phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến vẫn là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa:
Điều trị nội khoa
Dùng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc tiêm theo sự chỉ định của bác sĩ. Thông dụng vẫn là sử dụng thuốc bôi rụng nụ sùi. Các thuốc này sẽ có tác dụng trực tiếp đến vùng sùi, không chế sự phát triển của virus HPV, làm khô dần vùng tổn thương và sau đó nụ sùi sẽ tự bong ra. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cho bạn kết hợp cả thuốc uống hoặc thuốc tiêm căn cứ vào tình hình bệnh của bạn.
Điều trị ngoại khoa
Các phương pháp ngoại khoa điều trị sùi mào gà cơ bản đó là:
Đốt sùi mào gà: Là phương pháp khá cơ bản được áp dụng nhiều tại các cơ sở y tế. Đốt sùi mào gà thường cho hiệu quả tức thì, nhanh, gọn nhẹ và đơn giản. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của đốt sùi mào gà là thường gây đau đớn cho bệnh nhân, bệnh rất hay tái phát, vùng tổn thương lâu lành lại nên nguy cơ tái nhiễm bệnh là khá cao.
Điều trị biến chứng của sùi mào gà: Biến chứng của bệnh sùi mào gà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, có thể dẫn đến ung thư nếu bạn không có biện pháp điều trị tích cực. Trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư do biến chứng của bệnh sùi mào gà thì phương pháp điều trị chủ yếu là tập trung vào bệnh ung thư. Bác sĩ có thể kết hợp hóa trị, xạ trị, điều trị kết hợp để có được kết quả khả quan.
Có nên tự chữa sùi mào gà ở nhà không?
Bạn N thân mến! Qua những phân tích trên chắc chắn bạn đã phần nào hiểu được “Sùi mào gà có tự chữa ở nhà được không?”. Trường hợp của bạn, bạn đã bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà từ bạn trai, đã từng đi điều trị và giờ bệnh lại tái phát. Chuyên gia của phòng khám khuyên bạn như sau:
Bệnh sùi mào gà không nên tự chữa ở nhà: Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh sùi mào gà hoặc các bệnh xã hội khác như bệnh mụn rộp sinh dục, bệnh lậu,...Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và làm xét nghiệm nhằm xác định chính xác tình hình bệnh, từ đó bác sĩ mới có thể tư vấn phương pháp điều trị hợp lý. Thậm chí, có nhiều trường hợp bệnh nhân lầm tưởng bệnh khác với bệnh sùi mào gà, tự ý mua thuốc về điều trị dẫn đến hậu quả bệnh không khỏi mà ngày càng nặng hơn. Kể cả trường hợp bạn mắc sùi mào gà thật nhưng bạn cũng không nên tự ý mua thuốc về sử dụng vì liều dùng, loại thuốc điều trị như thế nào chỉ có bác sĩ mới quyết định được sau khi đã có kết quả xét nghiệm.
Điều trị cho cả bạn trai: Để tránh trường hợp lây nhiễm ngược thì bắt buộc bạn phải điều trị sùi mào gà cho cả bạn trai theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà tái nhiễm: Một số biện pháp đó là:
- Trong quá trình điều trị bạn không nên có quan hệ tình hoặc nếu có quan hệ tình dục thì bạn phải sử dụng bao cao su.
- Không dùng chung đồ lót hoặc vật dụng cá nhân với người khác.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ.
- Thăm khám định kỳ thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Xét nghiệm máu có phát hiện sùi mào gà không [Tư Vấn]
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp xét nghiệm phổ biến, nhằm chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Vậy xét nghiệm máu có phát hiện sùi mào gà không? Đây là một trong những th...Xem chi tiết
-
Sùi mào gà ở vùng kín có biểu hiện thế nào?
Sau khi có sự tiếp xúc với mầm bệnh, thông thường vùng kín sẽ không xảy ra bất cứ những dấu hiệu nào khác lạ mà phải qua thời gian 2 đến 9 tháng ủ bệnh vùng kín mới xuất hiện những dấu...Xem chi tiết
-
Sùi mào gà thường mọc ở đâu?
Sùi mào gà thường mọc ở đâu? Là vấn đề mà rất nhiều người bệnh còn thắc mắc khi không may bị mắc bệnh. Có rất nhiều người bệnh lầm tưởng rằng sùi mào gà chỉ mọc tại bộ phận sinh...Xem chi tiết
-
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng bao lâu?
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là khoảng thời gian sau khi bệnh nhân bắt đầu có sự tiếp xúc với nguồn bệnh đến khi bệnh xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà dài...Xem chi tiết
-
Mụn cóc sinh dục có tự khỏi không
Mụn cóc sinh dục có tự khỏi không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các độc giả. Với dạng câu hỏi này chuyên gia phòng khám bệnh xã hội chúng tôi xin được phân tích thông...Xem chi tiết
-
Đốt điện sùi mào gà có đau không?
Đốt điện sùi mào gà có đau không? Đốt sùi mào gà là cách chữa sùi mào gà được áp dụng từ rất lâu trước đây. So với nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà hiện đại thì phương pháp...Xem chi tiết